0903.121.676 / 077.682.0693
0903.121.676 / 077.682.0693

Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn thì phải giải quyết như thế nào?

Trả lời: Cá nhân, tổ chức có quyền (Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014) có thể làm đơn yêu cầu thi hành án khi bên có nghĩa vụ trốn tránh việc cấp dưỡng (Điều 30 Luật thi hành án dân sự 2014).

Bên cạnh đó, theo quy định pháp luật, hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng mà từ chối, trốn tránh nghĩa vụ mà làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Theo đó, mức hình phạt đối với người phạm tội là bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Nếu người có nghĩa vụ có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội không chấp hành bản án theo quy định tại Điều 380 Bộ luật hình sự với mức phạt tù thấp nhất là 3 tháng tù cao nhất là 05 năm tù.

TRIỂN LUẬT LAW.