0903.121.676 / 077.682.0693
0903.121.676 / 077.682.0693

TÍNH HỢP PHÁP CỦA DI CHÚC

Tình huống:

Gia đình tôi có 6 thành viên, các anh em chúng tôi đều đã có gia đình. Trong một lần ông bà về quê thăm họ hàng thì không may tai nạn mất. Trước đó, vì tuổi đã cao nên ông bà có lập di chúc để lại cho tôi căn nhà ông bà đang ở, phần còn lại của tài sản là 2 hecta rẫy ông bà để lại cho 2 anh trai tôi. Vì không đồng ý với di chúc ông bà để lại nên các anh tôi đã tranh nhau giành lấy căn nhà ông bà và luôn cố ý gây khó dễ cho tôi với lý do di chúc không hợp pháp vì không được công chứng, chức thực. Luật sư cho tôi hỏi di chúc của ba mẹ tôi để lại có hợp pháp không?

Giải đáp:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Văn phòng Luật sư Triển Luật. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thừa kế di sản là quyền lợi hợp pháp của người thừa kế đối với tài sản do người chết để lại, bao gồm cả thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc phân chia di sản thừa kế làm phát sinh các tranh chấp do sự mâu thuẫn, bất đồng quan điểm giữa những người thừa kế hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác.

Tranh chấp về thừa kế bao gồm: tranh chấp về hàng thừa kế, tranh chấp di chúc thừa kế, tranh chấp di sản thừa kế, tranh chấp buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, tranh chấp về chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, tranh chấp xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác...

Trong bất kì trường hợp nào thì cũng đều phải xác định người chết có để lại di chúc không? Nếu có di chúc thì di chúc có hợp pháp không?

Ở tình huống của bạn, khi ba mẹ bạn mất thì có để lại di chúc. Vậy cần xác định di chúc của ba mẹ bạn có tính hợp pháp hay không/

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể tại Điều 630:

 “Điều 630. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

….

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

…”

Vậy nên, trong tình huống của bạn, di chúc mà ba mẹ bạn để lại nếu không có công chứng, chứng thực nhưng bạn chứng minh được khi ba mẹ bạn lập di chúc vẫn minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép và nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội thì di chúc vẫn được xem là di chúc hợp pháp.

TRIỂN LUẬT LAW