0903.121.676 / 077.682.0693
0903.121.676 / 077.682.0693

THỐNG NHẤT TÀI SẢN VÀ THU NHẬP GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

Tình huống:

Hòa năm nay đã 30 tuổi và còn là chủ của một doanh nghiệp đang làm ăn và phát triển rất tốt. Anh có quen một người bạn gái kém mình 4 tuổi và dự kiến đầu năm sau hai người sẽ kết hôn. Anh muốn sau khi kết hôn thì tài sản của Hòa và vợ độc lập với nhau. Anh đã trao đổi và được sự đồng tình của bạn gái. Thế nên, trong quá trình chung sống, hai người họ chỉ để dành một khoản để chi tiêu chung trong gia đình và đưa cho người vợ quản lý; ngoài khoản chi tiêu đó thì thu nhập của ai thì người đấy giữ. Như vậy, thống nhất như vậy giữa hai người có được cho là hợp pháp hay không? Để rõ ràng về tài sản giữa vợ chồng thì phải làm những gì?

Hướng giải quyết:

Theo tình huống trên, thỏa thuận giữa của hai vợ chồng anh Hòa là hoàn toàn hợp pháp. Căn cứ theo Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau:

“Điều 28. Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng

1. Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật này.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại các điều 47, 48, 49, 50 và 59 của Luật này.

2. Các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này được áp dụng không phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn.

3. Chính phủ quy định chi tiết về chế độ tài sản của vợ chồng.”

Thế nên, chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng trong trường hợp vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản nhưng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.

Và các quy định về nguyên tắc chung về chế độ tài sản vợ chồng (Điều 29), quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình (Điều 30), giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng (Điều 31), giao dịch với người thứ ban ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng (Điều 32) của Luật này được áp dụng không phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn. Nếu cả 2 vợ chồng đã lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng bạn có quyền sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định.

Ngoài ra, thủ tục xác lập chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận và nội dung cơ bản về thỏa thuận đó được quy định tại Điều 47, 48 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“Điều 47. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng

Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.”

“Điều 48. Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng

1. Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:

a) Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;

b) Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình;

c) Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;

d) Nội dung khác có liên quan.

2. Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.”

Như vậy, nếu cả hai người đều đã thống nhất lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì trước khi đăng ký kết hôn, 2 người cần phải ra phòng công chứng để lập và đề nghị công chứng văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng.

 TRIỂN LUẬT LAW.