0903.121.676 / 077.682.0693
0903.121.676 / 077.682.0693

QUYỀN THỪA KẾ HỢP PHÁP

Tình huống:

Ông Hòa và bà Tâm đã kết hôn vào năm 1961. Sau 4 năm, ông và bà đã sinh được 2 người con trai là anh Hải và anh Toàn. Sau khoảng thời gian dài sinh sống, giữa Ông Hòa và bà Tâm phát sinh mâu thuẫn, năm 1970 ông Hòa chung sống như vợ chồng với bà Tú. Vào năm 1972, ông Hòa và bà Tú đã hạ sinh được 2 người con là Lộc và Hoàng. Tháng 12/1987, Hải đã kết hôn với Tấm và có được 1 người con chính là Tuấn. Năm 2000, trên đường trở về quê, không may anh Hải bị tai nạn và mất sau đó. Năm 2004, ông Hòa đã mắc bệnh hiểm nghèo và cũng qua đời. Trước khi mất, ông Hòa có để lại bản di chúc với nội dung là anh Lộc sẽ thừa hưởng toàn bộ tài sản do ông Hòa để lại. Tuy nhiên, anh Toàn đã không đồng ý với bản di chúc đó và yêu cầu Tòa án chia lại tài sản của bố mình. Qua xác minh thì Tòa án được xác định được khối tài sản chung của ông Hòa và bà Tâm là 800 triệu đồng. Trong trường hợp này, ai sẽ được hưởng tài sản và được hưởng bao nhiêu theo pháp luật?

Hướng giải quyết:

Ông Hòa mất do bệnh hiểm nghèo nên những người có thể hưởng được tài sản trên dựa theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 :

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a)      Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b)      Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột ,em ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c)      Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột,chú ruột,cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà ngời chết là cụ nội,cụ ngoại.

1.      Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

2.      Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản,bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

-   Với theo tình huống đưa ra như trên, vào năm 2014 ông Hòa mất và có lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh Lộc. Nhưng tài sản chung của ông Hòa bà Tâm là 800 triệu đồng cho nên ông Hòa chỉ có 800/2=400 triệu đồng – giá trị di sản thừa kế mà ông Hòa có quyền định đoạt.

-   Theo quy định pháp luật thì người được hưởng thừa kế là bà Tâm (vợ ông Hòa), được hưởng 2/3 giá trị của một suất chia theo pháp luật. Do ông Hải con của ông Hòa và bà Tâm mất trước khi ông Hòa mất nên không được xem là người thừa kế của ông Hòa. Vậy nếu di sản được chia theo pháp luật thì người được hưởng thừa kế chia theo pháp luật gồm bà Tâm, anh Lộc, Hoàng, Toàn là 400/4= 100 triệu đồng.

Như vậy, số tiền mà bà Tâm được hưởng là 2/3*(400/4)= 66.7 triệu đồng; còn bà Tú không được thừa kế phần tài sản do chỉ sống như vợ chồng với ông Hòa. Sau khi trừ đi phần di sản mà bà Tâm được hưởng, tài sản anh Lộc được hưởng còn lại là 400 - 66.7=333.3 triệu đồng.

TRIỂN LUẬT LAW.