0903.121.676 / 077.682.0693
0903.121.676 / 077.682.0693

QUẢN LÝ TÀI SẢN THỪA KẾ

Tình huống:

Ông Hưng và bà Hữu có 04 người con (02 trai và 02 gái) đều ở tuổi trưởng thành và đã kết hôn.Trong thời gian chung sống, hai vợ chồng có tài sản chung là một mảnh đất với diện tích 50m2 và một căn nhà trên mảnh đất đó. Một thời gian sau, ông Hưng và bà Hữu mất nhưng có để lại di chúc chia tài sản với nội dung: “chia đều toàn bộ tài sản chung của hai người cho những người con của mình”. Sau khi bàn bạc thì 4 người con đã thống nhất sẽ để cho người con cả quản lý tài sản đó; đồng thời để làm nơi thờ cha mẹ. Vì có tính cờ bạc nên người anh cả đã vỡ nợ và muốn bán toàn bộ di sản thừa kế để trả nợ nhưng những người đồng sở hữu không đồng ý; nếu người con cả cố tình bán thì cả 3 người sẽ đòi lại phần được hưởng thừa kế mà anh đang quản lý. Vì thế, mâu thuẫn giữa 4 người ngày càng căng thẳng. Như vậy, trong trường hợp này, nếu người con cả mua bán bằng giấy tay thì sẽ giải quyết như thế nào?

Hướng giải quyết:

Theo tình huống trên, căn cứ theo Khoản 1 Điều 616 Bộ luật dân sự năm 2015 giải thích về người quản lý di sản:

“Điều 616. Người quản lý di sản

1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra.”

Ngoài ra, căn cứ theo Điều 617 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của người quản lý di sản như sau:

“Điều 617. Nghĩa vụ của người quản lý di sản

1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:

a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;

c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;

d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác;

b) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;

c) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

d) Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.”

èNhư vậy, căn cứ theo các quy định trên, người con cả quản lý di sản mà bố mẹ của 4 người để lại có trách nhiệm bảo vệ; không được mang đem bán, trao đổi, cầm cố,… khi chưa được những người em đồng ý bằng văn bản. Nếu người con cả không thực hiện đúng nghĩa vụ nêu trên và vẫn đem bán toàn bộ căn nhà bằng giấy tay, thì sẽ có 2 phương án giải quyết:

- Phướng án 1. Số tiền mà người anh cả đã nhận được từ người mua sẽ phải trả lại cho các em theo đúng tỷ lệ thừa kế của mỗi người, Việc mua bán bằng giấy tay phải được thực hiện lại theo đúng theo quy định, tức cả 4 người anh em phải cùng ra phòng công chứng để công chứng Hợp đồng mua bán và thực hiện thủ tục đăng bộ sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Phương án 2: Vì đây là mua bán nhà bằng giấy tay và bán khi chưa có sự đồng ý của 3 người em còn lại nên những người em có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch mua bán giữa người anh cả và người mua vô hiệu để có thể giữ lại căn nhà.

TRIỂN LUẬT LAW.