0903.121.676 / 077.682.0693
0903.121.676 / 077.682.0693

1. Bổ sung thêm những tiêu chí để xác định mức tiền lương tối thiểu (Điều 91)

Tiêu chí

BLLĐ 2012

BLLĐ 2019

Ý nghĩa của Mức lương tối thiểu

“Mức lương tối thiểu” phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

“Mức lương tối thiểu” được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

 

=> Khoản 1 Điều 91 của Bộ luật Lao động cũ quy định là mức lương tối thiểu phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Thực tiễn cho thấy việc xác định nhu cầu sống tối thiểu là rất khó định lượng vì nhu cầu sống gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu về tinh thần. Trong khi đó, có nhiều ý kiến cho rằng mức lương tối thiểu vùng hiện nay chưa thể đáp ứng được đầy đủ mức sống tối thiểu của một bộ phận người lao động tại Việt Nam.

=> Qua quá trình lấy ý kiến và tiếp thu từ nhiều nguồn, Bộ luật Lao động 2019 đã thay thế những tiêu chí xác định mức lương tối thiểu cũ từ “Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động” thành “Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.” để đáp ứng yêu cầu không chỉ bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, mà còn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đúng theo tinh thần của Đảng và Nhà nước.

 

2. Cơ cấu của Hội đồng tiền lương Quốc gia (Điều 92)

 

Tiêu chí

BLLĐ 2012

BLLĐ 2019

Cơ cấu của Hội đồng tiền lương Quốc gia

Có 15 thành viên, bao gồm:

-      05 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

-      05 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

-      05 thành viên đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương.

=> Tuy đầy đủ nhưng vẫn chưa hợp lý.

Bao gồm:

-      05 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

-      05 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

-      05 thành viên đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương;

-      Bổ sung thêm: Các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, lao động, tiền lương.

   

=> Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về điều chỉnh, công bố mức lương tối thiểu vùng. Để thực hiện được chức năng này, Chính phủ đã xác định các nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng, bao gồm: phân tích tình hình kinh tế – xã hội, mức sống dân cư để xác định, dự báo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; đánh giá tình hình thực hiện mức lương tối thiểu vùng, mức tiền lương trên thị trường lao động và khả năng chi trả của doanh nghiệp để xây dựng và khuyến nghị với Chính phủ phương án tiền lương tối thiểu vùng hàng năm và từng thời kỳ…

=> Để đáp ứng những yêu cầu như vậy, có thể thấy thành phần của Hội đồng trước đây tuy đầy đủ nhưng vẫn chưa hợp lý nên hiện thông qua quá trình thay thế Bộ luật Lao động, nhà lập pháp đã bổ sung vào cơ cấu của Hội đồng tiền lương Quốc gia thêm một thành phần nữa là những chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, lao động và tiền lương. Nên nhắc lại, cơ cấu của Hội đồng trước đây căn cứ theo Nghị định 49/2013 của Chính phủ thì vai trò của những vị chuyên gia này khi xây dựng “Mức lương tối thiểu” là cung cấp lời khuyên, ý kiến bên ngoài hành lang nhưng đến nay, vị thế của bộ phận này đã được nâng cao rõ rệt để trở thành những người trực tiếp có thể góp phần quyết định nhằm tối đa hoá quyền lợi hợp pháp của người lao động.

 

3. Doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xây dựng thang lương, bảng lương (Điều 93)

Tiêu chí

BLLĐ 2012

BLLĐ 2019

Xây dựng thang lương, bảng lương

-      Mức lương tối thiểu phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

-      Chính phủ quản lý chặt chẽ thông qua những quy phạm mang tính hướng dẫn hoặc bắt buộc.

-      Cơ quan quản lý nhà nước tại nơi DN có trụ sở giám sát về việc xây dựng thang lương, bảng lương.

-      DN được chủ động hơn trong việc xây dựng thang lương, bảng lương sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của mình.

-      Chính phủ không còn can thiệp sâu mà đề cao sự thoả thuận và cam kết giữa các bên.

-      Giảm bớt thủ tục & sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước tại nơi DN có trụ sở về quá trình xây dựng cũng như thực hiện các quy định về thang lương, bảng lương.

 

=> Cũng trong Bộ luật Lao động mới, Chính phủ không còn can thiệp vào việc xây dựng thang lương, bảng lương của doanh nghiệp nữa. Người sử dụng lao động chủ động xây dựng thang lương, bảng lương cho doanh nghiệp của mình trên nguyên tắc hợp lý và bên cạnh sự góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện. Tuy nhiên, quy định gửi thang lương, bảng lương tới cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động đã không còn được đề cập. Đây được coi như một quy định mới mẻ và cởi mở hơn cho doanh nghiệp, tuy nhiên cũng có những ý kiến cho rằng các nhà lập pháp đã quá tự tin nên không có một hành lang pháp lý hay một cơ chế bảo vệ nào để những thang lương, bảng lương tự xây dựng kia là đảm bảo về cả nội dung lẫn hình thức.

 

4. Nguyên tắc trả lương (Điều 94, Điều 94, Điều 95, Điều 96, Điều 97, Điều 98)

Tiêu chí

BLLĐ 2012

BLLĐ 2019

Nguyên tắc trả lương

-      Trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn.

 

 

 

-      Không được trả lương chậm quá 01 tháng, trong tình huống xấu nhất để chậm trễ đến 01 tháng => buộc trả lương và đền bù tiền cho người lao động.

-      Trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn.

-      Có thể trả lương cho người được người lao động uỷ quyền hợp pháp.

-      Trả lương kèm Thông báo bảng kê trả lương.

-      Không được trả lương chậm quá 30 ngày, nếu quá 15 ngày => đền bù thêm tiền cho người lao động theo quy định.

 

=> Nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bên yếu thế hơn trong quan hệ lao động, Bộ luật Lao động 2019 đã quy định thêm/chi tiết hơn về nhiều khía cạnh của việc trả lương cho người lao động. Cụ thể, về nguyên tắc, người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động và không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động. Trường hợp bất khả kháng mà không thể thực hiện trả lương trực tiếp, Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động uỷ quyền hợp pháp.

=> Hình thức trả lương do hai bên thoả thuận, tuy nhiên trong trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương. Nhằm minh bạch tiền lương của người lao động, Bộ luật mới yêu cầu mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương người lao động, trong đó ghi rõ: Tiền lương; Tiền lương làm thêm giờ; Tiền lương làm việc vào ban đêm; Nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có)…

=> Người sử dụng lao động không được trả lương chậm quá 30 ngày, nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên (so với mốc 01 tháng quy định trong Bộ luật Lao động 2012) thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền theo quy định.

 

 

5. Tăng thêm trường hợp người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương (Điều 115)

Theo quy định mới nhất:

Tiêu chí

BLLĐ 2012

BLLĐ 2019

Nghỉ hưởng nguyên lương

-      Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

-      Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

-      Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ chết: nghỉ 03 ngày.

-      Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

-      Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

-      Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

 

=> Trước đây, Bộ luật Lao động 2012 chỉ coi những trường hợp cha ruột, mẹ ruột và con ruột của người lao động chết thì họ mới được tính là người lao động nghỉ việc riêng chính đáng, những quy định này vốn được xem là chênh so với những Luật khác có từ trước như Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Luật Nuôi con nuôi 2010 xem cha mẹ nuôi, con nuôi là một bộ phận không thể tách rời của hạt nhân gia đình trong xã hội. Nay tại Bộ luật Lao động 2019, đã quy định:

“Điều 115. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.”

TrienLuatLaw.