0903.121.676 / 077.682.0693
0903.121.676 / 077.682.0693

NHỜ NGƯỜI TRONG GIA ĐÌNH MANG THAI HỘ THÌ CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

Tình huống:

Anh Thành và chị Tú kết hôn được 7 năm mà vẫn chưa có con. Hai vợ chồng quyết định sẽ có con bằng cách nhờ người mang thai hộ. Theo mong muốn của chị Tú, chị muốn em gái ruột của mình là người mang thai hộ, anh Thành không đồng ý do muốn người ngoài mang thai hộ để tránh nhiều chuyện bất trắc về sau. Trong trường hợp trên, mong muốn của chị Tú có thực hiện được hay không?

Hướng giải quyết:

Theo tình huống trên, căn cứ theo Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:

“Điều 95. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân  đạo

1.     Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành băn bản

2.     Vợ chồng có quyền nhờ ngươi mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

a)    Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

b)    Vợ chồng đang không có con chung;

c)     Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

3.     Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

a)    Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

b)    Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

c)     Ở độ tuổi thích hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

d)    Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

e)     Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

4.     Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

5.     Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 7 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:

“Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ.”

Như vậy, theo tình huống này, căn cứ theo các quy định, người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện tại khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình, trong đó có điều kiện phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ. Chính vì vậy, em gái ruột của chị Tú có thể mang thai hộ cho chị Tú và ý kiến của anh Thành về việc cho người ngoài mang thai hộ không phù hợp với quy định của Pháp luật.

TRIỂN LUẬT LAW.