0903.121.676 / 077.682.0693
0903.121.676 / 077.682.0693

Muốn ly hôn mà chông không ở quê phải làm thế nào?

Thưa luật sư bây giờ tôi muốn ly hôn nhưng chồng không ở quê thì tôi nộp đơn khởi kiên ly hôn có được không và nếu trước đó chồng tôi có vay bố mẹ tôi 1 số tiền mà tôi không được biết thì khi ly hôn chồng tôi có trách nhiệm phải trả không ạ.

Trả lời:

Thứ nhất, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì chị có thể lựa chọn nộp đơn tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của chồng chị.

“Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

…………

c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

………..

h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

……..

i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.”

Trường hợp chị ghi đầy đủ cụ thể và đúng địa chỉ nhưng chồng chị không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú mà không thông báo địa chỉ mới cho chị, cho Toà án, nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với chị, thì được coi là trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ. Toà án sẽ tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung theo quy định tại khoản 6 Điều 9 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Thứ hai, về số tiền mà chồng chị đã vay ba mẹ chị.

Theo quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, nếu chồng chị vay nợ mà chị không biết thì sẽ xảy ra hai trường hợp sau:

Trường hợp 01: Cả chị và chồng chị phải cùng nhau chi trả khoản nợ đó nếu có căn cứ xác định khoản nợ đó nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Trường hợp 02: Chỉ chồng chị mới phải có nghĩa vụ trả nợ nếu khoản vay đó là khoản vay để đáp ứng nhu cầu cá nhân của chồng chị.

Như vậy, để xác định trách nhiệm liên đới trả nợ trong trường hợp chị không biết chồng chị vay tiền cần dựa vào mục đích chồng vay tiền để làm gì, từ đó mới xác định được nghĩa vụ trả nợ. Tóm lại, chồng chị vẫn có nghĩa vụ trả khoản nợ nêu trên.

Trên đây là nội dung tư vấn của Văn phòng luật sư Triển Luật về vấn đề chị yêu cầu. Nếu chị còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ số 213A (Tầng 2) Nguyễn Xí, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM, số điện thoại liên hệ: 0903.121.676 – 077.682.0693 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.