0903.121.676 / 077.682.0693
0903.121.676 / 077.682.0693
Bên cạnh những vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình ly hôn, như là việc phân chia tài sản như thế nào? Ai sẽ giành được quyền nuôi con?... Thì câu hỏi “Sau khi Ly hôn, số tiền mà nhà trai đã hỏi cưới, tổ chức tiệc cưới cho nhà gái” có đòi lại được hay không cũng là vấn đề nóng bỏng, thường được gia đình các bên quan tâm, tìm hiểu.
Lễ cưới là một phong tục truyền thống, mang đậm nét văn hóa Việt Nam trong việc kết hôn giữa các cặp vợ chồng. Theo đó, nghi thức trao quà cho họ nhà gái là một trong những bước vô cùng quan trọng và thú vị, chú rể sẽ trao quà cho nhà gái (thường là nữ trang, tiền bạc) để rước cô dâu về nhà mình.
 
 
 
 
Nếu việc yêu nhau và cùng nhau đi đến hôn nhân là một chặn đường tương đối dài và nhiều chông gai thì việc duy trì tình cảm này sau khi kết hôn là vấn đề “tưởng dễ mà khó”, phức tạp hơn rất nhiều. Theo thống kê của Ủy ban mục vụ gia đình[1], tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam ngày càng gia tăng, phần lớn trong số đó là việc ly hôn của các cặp đôi trẻ sau khi kết hôn đã không tìm được tiếng nói chung.
Bên cạnh những vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình ly hôn, như là việc phân chia tài sản như thế nào? Ai sẽ giành được quyền nuôi con?... Thì câu hỏi “Sau khi Ly hôn, số tiền mà nhà trai đã hỏi cưới, tổ chức tiệc cưới cho nhà gái” có đòi lại được hay không cũng là vấn đề nóng bỏng, thường được gia đình các bên quan tâm, tìm hiểu.

 

 

Trên thực tế, tại bản án dân sự sơ thẩm số 75/2018/DSST đã diễn ra một tình huống tương tự câu hỏi trên. Tình tiết sự việc là bà H đã đồng ý đưa số tiền là 50.000.000đ cho bà S để hỏi cưới chị T cho anh X, con trai bà. Thời điểm thỏa thuận số tiền trên, bà H không có yêu cầu gì về việc tổ chức tiệc cưới như là số lượng bàn tiệc, giá trị của mỗi bàn. Sau đó, bà H đã cho anh X 20.000.000 đồng để tiến hành chụp ảnh, quay phim trang điểm, thuê đồ cưới và mua mâm cổ.
Kết hôn được một tháng, chị T tự ý bỏ về nhà, sau đó chị cùng anh X ly hôn với nhau. Cho rằng T không thực hiện tròn nghĩa vụ của một người con dâu, hơn nữa lại tự ý bỏ về nhà mẹ nên bà H đã khởi kiện Tòa án nhân dân huyện XM yêu cầu bà S và chị T phải trả lại số tiền mà bà đã bỏ ra để tổ chức lễ cưới và các chi phí liên quan.
 
Trong vụ việc này, tòa án đã nhận định như sau: “Việc nhà trai giao tiền cho nhà gái chuẩn bị tiệc cưới là hoàn toàn tự nguyện, điều này phù hợp với truyền thống và phong tục, tập quán của nhà nước về cưới hỏi và việc anh X trả tiền quay phim, chụp hình và trang điểm cô dâu thì cũng phù hợp, vì mục đích là phục vụ chuyện hôn nhân của anh chị. Việc hôn nhân của anh chị bị đổ vỡ là điều không mong muốn, các chi phí tổ chức tiệc cưới cũng đã chi xong nên việc bà H đòi lại số tiền này là không đúng nên Toà án không chấp nhận.
Như vậy, phán quyết của Tòa theo định hướng thỏa thuận tiền cưới hỏi là một dạng của hợp đồng tặng cho tài sản (theo Điều 457, BLDS 2015) và sau khi ly hôn, tài sản được tặng cho này không phải hoàn trả lại cho bên tặng cho. Còn số tiền mà anh X đã chi để thực hiện chụp ảnh, quay phim, mua mâm cổ là chi phí phù hợp, phục vụ cho mục đích hôn nhân của hai người nên cũng không có cơ sở để buộc chị T và bà S phải trả lại.
 
Trên đây là bài viết của VPLS Triển Luật về chủ đề “Sau khi ly hôn có đòi lại được quà cưới hay không?”. Để được tư vấn chi tiết hơn, mời bạn để lại bình luận bên dưới bài viết này hoặc liên hệ trực tiếp cho chúng tôi tại địa chỉ:
- Số 5A, Đường Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh,
- Số điện thoại 090 312 16 76 (Thảo)