0903.121.676 / 077.682.0693
0903.121.676 / 077.682.0693

LY HÔN - KHI 1 TRONG 2 BÊN VẮNG MẶT

Hiện nay, trong qua trình giải quyết các vụ án ly hôn cho thấy các đương sự (nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan), vì một số lý do nào đó mà không muốn có mặt, tham gia vào qua trình giải quyết vụ án.

Frown Vậy các đương sự có quyền xin vắng mặt trong vụ án ly hôn hay không?
Frown Nếu được cho phép thì việc thực hiện quyền này có ảnh hưởng gì đến quá trình giải quyết các yêu cầu của đương sự trong vụ án ly hôn hay không?

Để giải quyết hai câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng phân tích quyền xin được vắng mặt của các đương sự trong các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án ly hôn:

I. Phiên hòa giải
⚖️ Tại Điều 207 và khoản 2 Điều 208 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

“Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được
1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Điều 208. Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
1. ....
2. Trường hợp vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.”

⚖️ Theo quy định trên, nếu muốn xin được vắng mặt ở phiên hòa giải, thì các đương sự cần nộp đơn đến Tòa án đề nghị không tiến hành hòa giải hoặc làm đơn không thể tham gia phiên hòa giải được vì một lý do chính đáng nào đó. Sau khi chấp nhận đơn Tòa án sẽ bỏ qua phiên hòa giải và tiếp tục các giai đoạn tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án.

 

II. Phiên tòa sơ thẩm

⚖️ Theo Điều 227 và Điều 228 Bộ luật Tố tụng 2015 quy định như sau:

“Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Điều 228. Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa
Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.”

Bởi, ly hôn là một quan hệ dân sự nên pháp luật luôn đề cao quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự. Cụ thể, theo quy định tại hai điều trên trong cả hai lần triệu tập hợp lệ lần thứ nhất và lần thứ hai, nếu các đương sự không muốn có mặt, tham gia phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án ly hôn, thì đương sự có quyền làm đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt. Việc xét xử vắng mặt này sẽ không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết việc khởi kiên của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

III. Phiên tòa phúc thẩm

⚖️ Quyền được xin vắng mặt trong vụ án ly hôn ở phiên tòa phúc thẩm được quy định tại Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

“Điều 296. Hoãn phiên tòa phúc thẩm
1. …
2. Người kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
3. Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của người đó, trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.

Trường hợp người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.
Trường hợp có nhiều người kháng cáo, trong đó có người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt nhưng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì coi như người đó từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Trong phần quyết định của bản án, Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt đó.

Người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị và những người tham gia tố tụng khác đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.…”

Cũng như ở phiên tòa sơ thẩm các đương sự ở phiên tòa phúc thẩm vẫn có quyền làm đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt. Sau khi chấp nhân đơn đề nghị xét xử vắng mặt của các đương sự, Tòa án phúc thẩm vẫn tiếp tục xét xử đối với các yêu cầu kháng cáo của các đương sự đó.

-----------------------------------
Trên đây là phần tư vấn của VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TRIỂN LUẬT về vấn đề quyền được xin vắng mặt trong vụ án ly hôn. Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của bạn một cách tốt nhấtSmileSmile