0903.121.676 / 077.682.0693
0903.121.676 / 077.682.0693

Quyền ly hôn là một trong các quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình được pháp luật bảo vệ. Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, đối với trường hợp bên đương sự là bị đơn đang ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức hoặc giấu địa chỉ khiến nguyên đơn ở trong nước không thể biết địa chỉ, tin tức của họ, thì pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?

Theo Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP (ngày16/04/2003, của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình) hướng dẫn như sau:

1. Trường hợp 1: Nếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ (kể cả thân nhân của họ cũng không có địa chỉ, tin tức gì về họ), thì Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết.

=> Trường hợp này người muốn đơn phương ly hôn cần làm thủ tục yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi vợ hoặc chồng mình thường trú tuyên bố mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật.

- Sau khi có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên bố một người mất tích và được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người này để ghi chú hộ tịch, thì người muốn ly hôn tiến hành nộp đơn đơn phương ly hôn đến Tòa án cấp huyện nơi cư trú cuối cùng khi người đó mất tích.

- Trường hợp yêu cầu tuyên bố chết, hôn nhân sẽ tự chấm dứt và thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án

 

2. Trường hợp 2: Nếu thông qua thân nhân của họ mà biết rằng họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước, nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án, cũng như không thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Toà án, thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Toà án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết, thì Toà án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung.

=> Trường hợp này còn được hướng dẫn tại văn bản số 253/TANDTC-PC do Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2018.

=> Người muốn ly hôn nộp đơn đơn phương ly hôn đến Tòa án có thẩm quyền để giải quyết. Hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin đơn phương ly hôn.

- Bản chính/trích lục Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

- Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ và chồng

- Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng

- Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giầy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…

- Bản sao giấy khai sinh của các con (nếu có).

TrienLuatLaw.