0903.121.676 / 077.682.0693
0903.121.676 / 077.682.0693

CÓ ĐƯỢC THAY ĐỔI NỘI DUNG DI CHÚC CHUNG SAU KHI MỘT NGƯỜI ĐÃ CHẾT

Tình huống: 

Ông bà nội em có lập một di chúc để lại cho em toàn bộ tài sản của ông bà. Đến khi ông chết, các cậu cô chú bác con của ông bà không đồng ý để lại toàn bộ tài sản đó cho em, mà họp anh em, có cả bà nội em tham gia nữa. Mọi người, trong đó có cả bà em thống nhất lại chỉ cho em 1/2 khối tài sản đó thôi. En xin hỏi, như vậy, di chúc chung của ông bà lập trước cho em có hiệu lực pháp luật không? Em có được nhận toàn bộ tài sản không, hay chỉ nhận được 1/2 theo như biên bản.

Kính mong quý VPLS tư vấn giúp tôi, xin chân thành cảm ơn.

Nội dung tư vấn:

Theo nội dung tình huống bạn cung cấp, chúng tôi có một số tư vấn như sau: 

Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi có một số ý kiến tư vấn như sau: Căn cứ khoản 1 Điều 640 Bộ luật dân sự 2015 thì “Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào”.

Theo đó, bà của bạn là một trong những người lập di chúc chung có thể thay đổi nội dung di chúc liên quan đến phần tài sản thuộc sở hữu của bà trong khối tài sản chung với ông của bạn. Hay nói cách khác, bà của bạn có quyền quyết định ½ tài sản mà ông bà bạn để di chúc lại cho bạn. Vì vậy nếu bà của bạn thay đổi di chúc không cho bạn hưởng phần tài sản thuộc sở hữu của bà thì bạn sẽ chỉ được nhận phần tài sản của ông bạn do ông bạn đã mất theo di chúc đầu tiên, tương ứng với ½ tài sản chung của ông bà trừ đi phần di sản của bà bạn được hưởng đối với phần di sản của ông bạn để lại, vì bà bạn là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015.

Trên đây là nội dung tư vấn của Văn phòng luật sư Triển Luật về vấn đề bạn yêu cầu. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể.