0903.121.676 / 077.682.0693
0903.121.676 / 077.682.0693

CÓ CÒN LÀ CON CỦA MÌNH KHI CHO CON NUÔI HAY KHÔNG?

Tình huống:

Năm 2020, chị T và anh H quen nhau. Sau 01 năm, chị đã sinh 01 bé gái. Khi biết tin, anh H đã bỏ rơi 02 mẹ con và để chị T một mình nuôi con. Vì đó là thai ngoài ý muốn và chị T chưa sẵn sàng và không đủ điều kiện nuôi con nên đã đồng ý cho đứa bé gái làm con nuôi của người khác. Vậy sau khi cho đứa bé làm con nuôi thì đứa bé có còn là con của chị T hay không?

Hướng giải quyết:

Theo tình huống trên, căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Luật nuôi con năm 2010 quy định về bảo đảm quyền được biết về nguồn gốc

“Điều 11. Bảo đảm quyền được biết về nguồn gốc

1. Con nuôi có quyền được biết về nguồn gốc của mình. Không ai được cản trở con nuôi được biết về nguồn gốc của mình.

…………”

Việc cho và nhận con nuôi không làm thay đổi mối quan hệ huyết thống giữa cha mẹ đẻ và con, chỉ thay đổi quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng giữa cha mẹ đẻ và con.

Sau khi cho con làm con nuôi của người khác thì cha mẹ đẻ vẫn có quyền thăm nom con. Nếu phát hiện cha mẹ nuôi lợi dụng việc nhận con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em; phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi,… cha mẹ đẻ có quyền yêu cầu Tòa án chấm dứt việc nuôi con nuôi. Nếu con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ để được khôi phục, con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi (căn cứ theo điều Điều 25, 26, 27 Luật nuôi con năm 2010).

TRIỂN LUẬT LAW.