0903.121.676 / 077.682.0693
0903.121.676 / 077.682.0693

CHỒNG CÓ ĐƯỢC CẤM VỢ KINH DOANH HAY KHÔNG?

Tình huống:

Anh Hùng và chị Thảo đã kết hôn được 8 năm và có 2 người con chung. Trong thời buổi dịch bệnh diễn ra phức tạp, do anh Hùng vừa là kỹ sư xây dựng vừa là nguồn lao động chính duy nhất trong nhà, nên chị Thảo,với mong muốn giảm bớt gánh nặng cho chồng, muốn bán hàng qua mạng để kiếm thêm thu nhập. Khi anh Hùng nghe vậy, anh không đồng ý và nổi nóng và chửi bới cho rằng chị là phụ nữ chỉ hợp với nội trợ, biết gì về buôn bán. Vì chuyện đó, hai vợ chồng lời qua tiếng lại nên nảy sinh mâu thuẫn. Trong tình huống này, hành vi cấm cản chị Thảo kinh doanh trên có phù hợp với quy định hay không?

Hướng giải quyết:

Theo tình huống trên, căn cứ theo Điều 23 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội như sau:

“Điều 23. Quyền và nghĩa vụ học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.”

Và căn cứ theo Điều 12 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế:

“Điều 12. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế

1.     Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

2.     Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

3.     Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:

a)    Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;

b)    Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;

c)     Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.”

Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 2 Điều 40 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:

“1. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:

a) Cản trở việc nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp vì định kiến giới;

b) Không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vi định kiến giới;

c) Đặt ra và thực hiện quy định có sự phân biệt đối xử về giới trong các hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc trong quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.”

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, hành vi của anh Hùng khi không cho chị Thảo kinh doanh, buôn bán là sai. Ngoài ra còn phải thuyết phục anh Hùng hiểu rằng, ngoài những công việc nội trợ gia đình thì chị Thảo có quyền tự do làm công việc mà bản thân thích. Anh Hùng không nên cản trở mà thay vào đó là động viên, phụ giúp chị Thảo chia sẻ việc nhà để tạo điều kiện thuận lợi cho chị kinh doanh, buôn bán.

TRIỂN LUẬT LAW.